Related Reading
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Cách cho Con Bú Sữa Mẹ

Em bé dùng môi, lợi, và lưỡi của mình để mút (lấy sữa từ vú). Em bé quý vị ra đời với một bản năng về mút. Nhưng cần có thời gian cho quý vị và em bé học cách cho con bú sữa mẹ. Có những bước mà quý vị có thể làm để hỗ trợ cho bản năng tự nhiên của em bé con mình.

Da áp da

Nếu có thể, quý vị nên em bé với phần da trần áp sát vào da của mình (da áp da) ngay sau khi sinh và trong một vài giờ sau đó. Quý vị cũng có thể tiếp tục làm điều này trong một vài tuần đầu sau khi sinh. 

Tôi nên cho con tôi bú thường xuyên tới mức nào?

Các trẻ sơ sinh cần được cho ăn từ 8 tới 12 lần một ngày. Quý vị nên cho ấu nhi của mình ăn mỗi khi em biểu lộ các dấu hiệu bị đói. Khi em bé của quý vị đói, em sẽ mang vẻ tỉnh thức nhiều hơn và rúc vào quý vị (xoay đầu hướng về quý vị khi quý vị vuốt vào má của em). Em bé quý vị cũng có thể làm phát ra các âm thanh giống như đang bú hoặc bú tay của em. Khóc là một dấu hiệu sau cùng biểu lộ sự đói và điều này có thể làm cho việc cho con bú sữa mẹ khó khăn hơn. Các ấu nhi lớn hơn sẽ thường ăn vào các khoảng giữa chừng đều đặn, nhưng các em ấu nhi nhỏ hơn có thể không. Đôi khi các em có thể ăn nhiều lần một lúc (được gọi là cho ăn chùm) và sau đó nghỉ giải lao. Trừ khi nhân viên y tế của em bé quý vị đề nghị điều này, quý vị không cần phải đánh thức em bé của mình dậy để cho em ăn. Nếu em bé quý vị có vẻ như buồn ngủ hoặc quấy khóc nhiều không thể cho ăn được, hãy cởi quần áo của em ra và áp sát phần da trần của em với da của quý vị.

Thay đổi vú bên nào mà quý vị cho bú lần đầu với mỗi lần cho ăn. Thí dụ, nếu quý vị bắt đầu cho bú ở vú bên phải của lần bú sau cùng, lần này hãy cho bú ở vú bên trái. Luôn luôn cho bú sang vú bên kia sau khi em bé ngưng bú ở phía bên lúc đầu.

Cho con bú sữa của mình

Đỡ lấy vú của mình bằng ngón tay cái ở phía trên và các ngón kia ở bên dưới một cách lỏng lẻo. Nhẹ nhàng quẹt núm vú của quý vị trên môi dưới của em bé. Khi quý vị thấy em bé há miệng rộng ra, hãy nhanh chóng đưa em bé vào vú của mình. Khi quý vị đã sẵn sàng cho em bé ngậm vào vú, hãy hít thở từ từ, sâu. Làm điều này sẽ giúp cho sữa chảy ra.

Phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ

Ngậm vào

Cách mà em bé quý vị nối vào với vú được gọi là ngậm. Núm vú và quầng vú (phần có màu thẫm hình tròn xung quanh núm vú của quý vị) nên ở vào miệng của em bé quý vị càng nhiều càng tốt. Quay toàn thân của em bé hướng về phía quý vị, với mũi và cằm của em sát vào vú. Nếu việc ngậm vú làm nhói hoặc đau, nhẹ nhàng luồn một ngón tay vào miệng em bé để cho em khỏi ngậm và thử lại lần nữa.

Em bé ngậm vào vú

Làm thôi ngậm

Quý vị nên để cho em bé bú cho tới khi nào em thoả mãn. Nhưng quý vị có thể cần làm cho thôi ngậm sớm hơn nếu cảm thấy đau hoặc vì một số lý do nào khác. Luồn ngón tay của quý vị vào góc miệng của em bé. Quý vị sẽ cảm thấy sự ngưng bú. Khi không còn bú nữa, đưa em bé ra khỏi vú của mình. Đừng đưa em bé ra khỏi vú của mình cho tới khi nào quý vị cảm thấy giảm sức hút.

Bà mẹ nhẹ nhàng làm thôi ngậm

Làm cho em bé ợ

Nhiều em bé bú sữa mẹ không cần phải ợ. Các em nuốt ít không khí hơn là các em bé bú bình. Nếu em bé quý vị có vẻ như không được thoải mái, quý vị có thể tìm cách cho em bé của mình ợ sau mỗi lần bú sữa mẹ:

  • Ôm em bé ở phần ngực trên của quý vị hoặc hơi quá phần vai của mình. Nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ vào lưng của em bé.

  • Hoặc giữ cho em bé ngồi thẳng trên đùi của mình. Đỡ vào đầu và ngực của em bé ở phía trước và phía sau. Nhẹ nhàng đu đưa tới lui em bé của quý vị.

Online Medical Reviewer: Donna Freeborn PhD CNM FNP
Online Medical Reviewer: Heather Trevino
Online Medical Reviewer: Mary Terrell MD
Date Last Reviewed: 4/1/2020
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by
Disclaimer